-->

Tại sao khách hàng không mua sản phẩm, dịch vụ của bạn?

Trong kỷ nguyên số, sản phẩm trở nên dư thừa. Một khóa học có thể được thay thế bởi hàng trăm video miễn phí trên YouTube. Một gói coaching có thể bị so sánh với AI chỉ trong vài giây. Điều duy nhất không thay thế được là: TRẢI NGHIỆM – CẢM XÚC – và SỰ CHUYỂN HOÁ mà khách hàng cảm nhận được khi họ đi cùng bạn. 

Tại sao khách hàng không mua sản phẩm, dịch vụ của bạn?


Lý Do

Mô Tả

Gợi Ý Cải Thiện

1

Thiếu yếu tố cảm xúc/kết nối

Không tạo được mối quan hệ tin cậy lâu dài

Thường xuyên ghé thăm, gọi điện chăm sóc định kỳ, hỗ trợ kỹ thuật chủ động

2

Thiếu lòng tin từ khách hàng

Sợ rủi ro khi thay đổi nhà cung cấp

Lo ngại về cầm màu, co rút, lỗi ẩn

Tận dụng phản hồi khách hàng cũ, chứng nhận, mỗi ngày đăng tải hình ảnh giao hàng đi

3

Trải nghiệm khách hàng kém

Quá trình tư vấn, demo, báo giá, phản hồi chậm

Xây dựng quy trình báo giá – gửi mẫu – xử lý sự cố chuyên nghiệp

4

Truyền thông kém hiệu quả

Khách hàng không biết đến hoặc không hiểu sản phẩm

Định hướng lại thông điệp, sử dụng kênh phù hợp, tối ưu content marketing

5

Giá không phù hợp

Giá cao/thấp không tương xứng với giá trị cảm nhận

Định giá chiến lược theo giá trị + hành vi khách hàng

6

Nhắm sai đối tượng khách hàng

Quảng cáo không đúng tệp khách hàng mục tiêu

Xác định lại chân dung khách hàng lý tưởng, tập trung đúng kênh tiếp cận

7

Thiếu sự khác biệt

Có quá nhiều nhà cung cấp tương tự

Tập trung vào một vài dòng vải chủ lực và cải tiến chất lượng/độ ổn định

8

Không giải quyết đúng nhu cầu

Không phù hợp với quy trình hoặc mục tiêu kinh doanh của khách hàng

Nghiên cứu kỹ nhu cầu khách hàng, điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ cho phù hợp

✅ Ghi chú:

  • Các lý do ở mức cao (6–8) thường là nguyên nhân gốc rễ khiến khách hàng không quan tâm.

  • Những lý do ở mức thấp (1–3) cũng quan trọng, nhưng thường chỉ ảnh hưởng khi các yếu tố lớn hơn đã đạt yêu cầu.

Điều THẬT SỰ mua là

  • Cảm giác được lắng nghe, được tin tưởng
  • Cơ hội được khai sáng, được hành động
  • Câu chuyện giúp họ thấy “mình trong đó
  • Niềm tin rằng “ai đó hiểu họ hơn chính họ
  • Trải nghiệm đáng nhớ, tạo ra ý nghĩa cá nhân
  • Chúng ta mua: SỰ BIẾN ĐỔI. Mua phiên bản mong muốn trở thành.

    Khách hàng luôn muốn sâu hơn, nhiều hơn 

    Tầng Mô tả Ví dụ
    Tầng 1 – Chức năng Bạn cung cấp kiến thức, dịch vụ, công cụ để khách hàng làm được một việc gì đó.
    Đây là "cái cớ để mua", nhưng chưa đủ lý do để khách hàng trung thành.
    • Học viên học được cách viết content.
    • Học viên biết cách thiết kế một bài sale-page.
    Tầng 2 – Cảm xúc Bạn khiến khách hàng cảm thấy mình xứng đáng hơn – mạnh mẽ hơn – rõ ràng hơn.
    Đây là nơi tạo sự gắn kết sâu sắc. Cảm xúc tạo hành vi – hành vi tạo doanh thu.
    • “Lần đầu tiên tôi viết ra câu chuyện cuộc đời mình và thấy nó có giá trị thật sự.”
    • “Trước đây tôi nghĩ mình không có gì đặc biệt. Nhưng sau buổi học, tôi nhìn mình khác đi.”
    Tầng 3 – Căn tính (Identity) Đây là tầng hiếm có, khó xây – nhưng bền nhất.
    Bạn giúp khách hàng trở thành một con người khác đi – sâu sắc hơn, rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn nhưng cũng dịu dàng hơn.
    • “Tôi không còn làm content freelancer/ tôi không phải làm nghề viết lách nữa. Tôi trở thành một người dẫn dắt tư tưởng.”
    • “Tôi không còn tự ti khi nói mình là một coach. Tôi thấy mình là một nhà kiến tạo giá trị thật sự.”
    Khi bạn chạm vào căn tính, nhân dạng – bạn biến người học thành người lan tỏa. Đó là cách bạn xây tệp khán giả trung thành – không cần giảm giá bán, mà tập trung nâng cấp giá trị.
    Apple không bán điện thoại. Họ bán cảm giác bạn là người tiên phong, thời thượng và khác biệt.
    Bán hàng không phải là thuyết phục – mà là lan tỏa cảm xúc bạn đang tin tưởng. Khi bạn thực sự tin vào giá trị mình mang lại, người khác sẽ cảm nhận được điều đó.
    Bán hàng thực chất là sự truyền cảm xúc.

    Đăng nhận xét

    Mới hơn Cũ hơn